×

Nguyên Giám đốc Nhà hát Kịch bị tước danh hiệu, ê c:hề vì án t:ù

Tài danh, cả một đời cống hiến cho nghệ thuật nước nhà nhưng bi kịch lại đến với nam NSND khi đã ở tuổi U70 để rồi tuổi già chìm trong cay đắng.

Ngày 8/7/2024, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Nam NSND bị tước danh hiệu: Nguyên Giám đốc Nhà hát, bi kịch t.ù t.ội, ở nhà 12m2, nuôi 5 cháu nội”. Nội dung cụ thể như sau:

Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, để đời với phim “Tướng về hưu”

Nghệ sĩ Mạnh Linh tên thật là Phạm Văn Lạng, sinh năm 1929 trong một gia đình thành thị nghèo tại Lạng Giang, huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc nay là tỉnh Bắc Giang.

Vì đam mê nghệ thuật nên ông sớm bỏ nhà đi theo một gánh hát cải lương rày đây mai đó. Tới năm 1945, ông trở về quê và gia nhập gánh hát Xuân Đài rồi tham gia cách mạng.

Năm 1948, nghệ sĩ Mạnh Linh tham gia thành lập đội tuyên truyền xung phong của Ty Thông tin Bắc Giang sau chuyển thành Đoàn văn công Nhân dân Bắc Giang rồi lần lượt giữ chức Phó Đoàn, Trưởng Đoàn và phụ trách Phòng Văn nghệ Ty Văn hóa kiêm Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Bắc Giang.

Năm 1956, ông được điều về Đoàn văn công Trung ương. Nghệ sĩ Mạnh Linh được xem là thế hệ diễn viên sân khấu thứ hai của Việt Nam sau Thế Lữ, Đào Mộng Long, Song Kim.

Ông cũng là một trong những diễn viên chính bộ phim điện ảnh đầu tiên của miền Bắc sau năm 1954 – Chung một dòng sông (1959) – phim truyện nhựa đầu tiên của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Nghệ sĩ Mạnh Linh cũng từng giữ chức Đoàn trưởng Đoàn kịch Bắc (1 trong 3 đoàn thuộc Đoàn kịch nói Trung ương nay là Nhà hát kịch Việt Nam giai đoạn trước 1975) rồi được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Nhá hát kịch Việt Nam năm 1972. Năm 1983, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam.

Nghệ sĩ Mạnh Linh.
Không chỉ thể hiện tài năng ở vai trò lãnh đạo, nghệ sĩ Mạnh Linh còn được biết đến là một người tài năng trong diễn xuất và đạo diễn. Ông để lại dấu ấn qua nhiều vai diễn trong các vở: Chuông đồng hồ điện Kremlin, Khúc thứ ba bi tráng, Người cầm súng, Bài ca Điện Biên

Ông cũng là người dàn dựng nhiều vở kịch đặc sắc của Nhà hát Kịch Việt Nam như: Người thầy cũSư già và em béChiếc vuốt cọp

Bên cạnh đó, ông cũng tham gia hàng loạt phim điện ảnh như: Một ngày đầu thu, Khói trắng, Con chim biết chọn hạt, Đất mẹ, Cuộc chia tay không hẹn trước, Đứa con và người lính, Phận đời không muốn nhớ…

Đặc biệt, trong sự nghiệp diễn xuất của nghệ sĩ Mạnh Linh không thể không kể đến vai ông Thuấn – nam chính phim điện ảnh “Tướng về hưu” (1988).

Ông Thuấn – một vị tướng rời quân ngũ trở về gia đình và hoàn toàn lạc lõng trong một đời sống đang thay đổi với những giá trị bị đảo lộn hàng ngày. Ông như người xa lạ trong chính ngôi nhà của mình trước người con trai nhu nhược, cô con dâu sắc sảo và một bà vợ lẩn thẩn.

Đảm nhận vai ông Thuấn, nghệ sĩ Mạnh Linh đã làm nên một vị tướng về hưu trên màn ảnh không thể nào quên. Với những đóng góp to lớn cho nền nghệ thuật nước nhà, năm 1988 – trong đợt phong tặng danh hiệu NSND lần thứ 2, nghệ sĩ Mạnh Linh được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND.
Nghệ sĩ Mạnh Linh để đời với vai diễn tướng Thuấn trong “Tướng về hưu”.
Bi kịch t.ù t.ội, bị tước danh hiệu và sống ẩn dật

Vậy nhưng chỉ 8 năm sau, tức năm 1996, NSND Mạnh Linh bị tước danh hiệu cao quý này vì bị buộc tội đồng phạm với con gái trong vụ án vay tiền mà không trả. Nghệ sĩ Mạnh Linh từng bán nhà để thay con trả nợ một vài người nhằm giúp con giảm nhẹ tội.

Về vụ án này, nghệ sĩ Mạnh Linh từng kể trên tờ An ninh Thế giới rằng: “Tôi đã khuyên con gái ra đầu thú khi mọi sự còn chưa muộn nhưng nó cứ định t.ự t.ử. Nó cũng định trốn nhưng nếu vậy, tôi cũng phải chịu tội và chịu nặng hơn“.

Nam NSND vẫn nhận án 8 năm t.ù gia.m nhưng vì tuổi cao sức yếu nên ông được về quê để dưỡng bệnh cho đến khi hưởng lệnh đặc xá, còn con gái chịu án đến hết năm 2003.

Nghệ sĩ Mạnh Linh có 2 người con trai và 2 người con gái. Người con trai cả của ông bị t.ai nạ.n mất sớm, để lại cho ông 3 người cháu nội. Con trai thứ 2 ngh.iện m.a t.úy, phải đi cai ngh.iện, để lại cho ông 2 đứa cháu trai và cũng nhờ ông bà nội nuôi nấng.

Sau khi được đặc xá, nghệ sĩ Mạnh Linh chuyển về Hà Nội sống cùng vợ và các cháu nội trong một căn hộ chật chội, chỉ vỏn vẹn 12 mét vuông.

Những năm tháng cuối đời, nam nghệ sĩ mắc nhiều bệnh tuổi già như tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn tiêu hóa… lại phải nuôi 5 cháu nội dựa vào đồng lương hưu ít ỏi nên cuộc sống của vợ chồng nghệ sĩ Mạnh Linh vô cùng thiếu thốn.
Khi nhắc về nghệ sĩ Mạnh Linh sống ẩn dật sau vụ án của con gái.
Thời điểm đó, dù được đồng nghiệp tạo cơ hội để làm nghề như tham gia lồng tiếng, cải thiện thêm thu nhập nhưng nghệ sĩ Mạnh Linh từ chối. Ông cho rằng, tai tiếng còn chưa hết, giờ giọng mình lại vang lên trên sóng truyền hình thì không hay.

Chính vì vậy những năm tháng sau này, nghệ sĩ Mạnh Linh gần như sống ẩn dật. Tính đến thời điểm hiện tại, nghệ sĩ Mạnh Linh là người duy nhất bị tước danh hiệu NSND. Cho tới thời điểm này, nếu NSND Mạnh Linh còn sống thì ông đã 95 tuổi. Tuy nhiên, cũng có thông tin ông đã qua đời nhưng không rõ năm nào.

Tiếp đó, Tạp chí SaoStar đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Bi kịch của nam NSND bị tước danh hiệu, vào t.ù vì nợ nần”. Nội dung cụ thể như sau:

Nghệ sĩ Mạnh Linh, tên thật là Phạm Văn Lạng, sinh năm 1929 trong một gia đình thành thị ở tỉnh Hà Bắc, nay là tỉnh Bắc Giang. Đam mê nghệ thuật từ nhỏ, ông đã sớm bỏ nhà theo một gánh hát cải lương, sống cuộc đời lang bạt.

Đến năm 1945, ông quay về quê hương, gia nhập gánh hát Xuân Đài và sau đó tham gia cách mạng.

Mạnh Linh là một trong những diễn viên chính của bộ phim điện ảnh đầu tiên của miền Bắc sau năm 1954 – “Chung một dòng sông” (1959), đánh dấu bước ngoặt trong nền điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Ông còn giữ chức Đoàn trưởng Đoàn kịch Bắc, một trong ba đoàn thuộc Đoàn kịch nói Trung ương, nay là Nhà hát kịch Việt Nam, trước khi được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam năm 1972 và Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam năm 1983.

Ngoài vai trò lãnh đạo, Mạnh Linh còn là một diễn viên và đạo diễn tài năng, để lại dấu ấn với nhiều vai diễn trong các vở kịch nổi tiếng. Trong lĩnh vực điện ảnh, ông tham gia hàng loạt phim đình đám thời đó.

Đặc biệt, vai ông Thuấn trong phim “Tướng về hưu” (1988) đã tạo nên hình ảnh một vị tướng về hưu lạc lõng trong cuộc sống gia đình đang thay đổi, đối mặt với những giá trị đảo lộn. Vai diễn này đã khắc sâu trong lòng khán giả và khẳng định tài năng diễn xuất của Mạnh Linh.

Năm 1988, ông được phong tặng danh hiệu NSND, nhưng chỉ 8 năm sau, tức năm 1996, NSND Mạnh Linh bị tước danh hiệu vì bị buộc tội đồng phạm với con gái trong vụ án vay tiền mà không trả. Ông đã bán nhà để giúp con trả nợ, nhưng cuối cùng vẫn nhận án 8 năm t.ù gia.m.

Do tuổi cao sức yếu, ông được về quê dưỡng bệnh cho đến khi hưởng lệnh đặc xá, trong khi con gái ông chịu án đến hết năm 2003.

Nghệ sĩ Mạnh Linh có hai người con trai và hai người con gái. Người con trai cả mất sớm do t.ai nạ.n, để lại ba người cháu nội cho ông. Con trai thứ hai ngh.iện m.a t.úy, phải đi cai ngh.iện, để lại hai cháu trai cho ông bà nội nuôi nấng.

Sau khi được đặc xá, ông chuyển về Hà Nội sống cùng vợ và các cháu nội trong căn hộ chật chội, chỉ vỏn vẹn 12 mét vuông.

Những năm tháng cuối đời, ông mắc nhiều bệnh tuổi già như tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn tiêu hóa. Mặc dù được đồng nghiệp tạo cơ hội để cải thiện thu nhập bằng cách tham gia lồng tiếng, ông từ chối vì lo ngại tai tiếng.

Ông sống ẩn dật và đến nay, vẫn là người duy nhất bị tước danh hiệu NSND. Nếu còn sống, ông đã 95 tuổi, tuy nhiên, cũng có thông tin ông đã qua đời nhưng không rõ năm nào.

Related Posts

Our Privacy policy

https://metin247.com - © 2025 News